10 years, 25 countries on 5 continents, 11 countries in Europe, and 18 states in the USA 10 years, 25 countries on 5 continents, 11 countries in Europe, and 18 states in the USA

Chất lượng Cẩm Thạch

Chất lượng Cẩm thạch thiên nhiên - Natural Jade Quality

Burmese Jadeite Jade Bangle - AME Jewellery
Burmese Jadeite Jade Bangle

Jadeite và Nephrite

Đá quý Cẩm thạch, còn gọi là Ngọc Bích (璧 - BÌ) hay Ngọc Phỉ Thuý (翡翠 - fěicuì), là một trong những loại đá quý lâu đời nhất được biết đến với lịch sử kéo dài hơn 7.000 năm. Nhưng chỉ đến năm 1863, các nhà đá quý mới phát hiện ra rằng Cẩm thạch thực chất có hai loại khoáng chất riêng biệt và khá rõ ràng: Nephrite và Jadeite.

  • Nephrite Jade: Màu từ trung bình đến xanh đậm hoặc xanh xám, hay màu trắng, hơi vàng hoặc hơi đỏ. Độ cứng 6.0 - 6.5
  • Jadeite Jade: Màu xanh lục và cả trắng hay hồng, đỏ, đen, nâu và tím. Màu giá trị nhất 'Imperial green' Jade chỉ có ở Jadeite. Jadeite có độ trong suốt và độ bóng cao hơn. Độ cứng 6.5 - 7.0

Jadeite quý hiếm và giá trị hơn Nephrite. Burma Jadeite Jade khai thác tại Miến Điện được ưa chuộng nhất.

Cẩm thạch không trong suốt, nhưng có một nước bóng láng rực rỡ. Giác cắt Cabochon là dạng cắt mài tốt nhất phù hợp đối với Cẩm thạch, cắt mài mỏng như những bức tranh trang trí, những chiếc xuyến, vòng, hình ống và chuỗi hạt hay khắc nghệ thuật.

Đá Cẩm thạch quý hiếm nhất và có giá trị nhất được gọi là Imperial green Jade, được tạo màu bởi chromium. Dù có tông màu hơi vàng hơn, Imperial green Jade có màu sắc và độ trong suốt ngang ngửa với Emerald đẹp. Jadeite Jade loại A thiên nhiên chưa qua xử lý, có màu sắc 100% tự nhiên.

  • Các mỏ Jadeite Jade chủ yếu ở Miến Điện (Myanmar). Ngoài ra còn có ở các quốc gia khác: Nga, Canada, Nhật Bản và Mỹ.
  • Các mỏ Nephrite Jade ở: Trung Hoa, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Canada, Nga và Mỹ.

Natural Nephrite Jade Maitreya Buddha Pendant in 14K White Gold- AME Jewellery
Natural Maitreya Buddha Nephrite Jade Pendant Necklace in 14K Yellow Gold by AME Jewellery

TRANG SỨC CẨM THẠCH

Huyền thoại Cẩm thạch

Với vẻ đẹp và sự diễn cảm diện rộng, đá Cẩm thạch hấp dẫn đặc biệt với loài người hàng nghìn năm nay.

Triết học Nho Giáo xem Ngọc Bích như đức hạnh và độ sáng của nó tượng trưng cho thiên đường. 玉 - Yù - Jade là một trong những chữ viết cổ nhất của Trung Hoa, có niên đại 2950 trước Công nguyên.

Từ xa xưa, Cẩm thạch được yêu thích do có độ bền lý tưởng để làm vũ khí và công cụ. Sau đó, Trung Hoa xem cẩm thạch như ‘Viên Ngọc Hoàng Gia’. Trong lịch sử nghệ thuật và văn hóa khổng lồ ở Trung Hoa, Cẩm thạch luôn luôn có một ý nghĩa rất đặc biệt, được sử dụng không chỉ cho những vị thần thiêng liêng và những hình thờ cúng, mà còn trong phần mộ trang bị cho những thành viên Hoàng tộc.

Tất cả Ngọc Bích truyền thống của Trung Hoa đều là nephrite, vì ở Trung Hoa có trữ lượng lớn nephrite, nhưng không có jadeite. Cũng vì vậy Ngọc Bích thường để nói đến Nephrite Jade.

Jadeite lần đầu tiên đến Trung Hoa từ Miến Điện vào thế kỷ 18. Trước khi có sự xuất hiện của jadeite, người Trung Hoa có xu hướng đánh giá cao nephrite trắng trong mờ. Nhưng Cẩm thạch Miến Điện có nhiều màu hơn, bao gồm xanh lá cây, hoa oải hương, vàng, đen và trắng.

Thời kỳ tiền Columbia, Mayas, Aztec và Olmecs của Châu Mỹ cũng tôn kính và trọng Cẩm thạch hơn vàng. Ai cập cổ, Cẩm thạch được say mê như đá của tình yêu, hòa bình và sự cân bằng, sự hòa điệu.

Ở Châu Á, nó được tập hợp như một đồ cổ. Ở Phương tây, nhiều người thích tập hợp Cẩm thạch trong những hộp thuốc, tẩu thuốc lá, những cái bát nhỏ hay những cái vòng. Ở Mỹ và Châu Âu, màu trắng thuần khiết hay vàng với hồng nhạt được kính trọng cao, màu xanh lục và xanh táo đặc biệt có giá trị.

Ngày nay, Cẩm thạch được xem như một biểu tượng của năng lượng, vẻ đẹp và quý giá. Nó gồm những sự trinh tiết Nho giáo, tính khôn ngoan, công lý, lòng thương, sự từ tốn và sự can đảm. Cẩm thạch được xem ‘Khuyến khích sáng tạo, sự linh động tinh thần, sự giữ thăng bằng và làm hài hòa’. Vì thế, Cẩm thạch mang cho chúng ta niềm vui, tính hoạt bát và hạnh phúc. Tuy thế nó cũng tượng trưng cho gợi tình nữ.

Chất lượng Cẩm Thạch

Để hiểu được giá trị của Cẩm Thạch, phải nhìn xa hơn độ bền của nó và vai trò của nó như là một loại đá quý và đồ trang sức đẹp.

Jade là loại đá quý thiêng liêng với ý nghĩa quan trọng trong nền văn hóa Trung Hoa. Vì vậy, giá trị của jadeite đã tăng đáng kể cùng với tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa. Người Trung Hoa đã tôn kính màu xanh Jadeite tốt kể từ khi phát hiện ra nó ở Myanmar.

Jadeite có độ chiếu sáng, kiểu dáng đẹp, trong suốt và màu đẹp có giá cao nhất trong các đá quý trên thị trường quốc tế hiện nay. Jadeite có giá trị thương mại cao hơn Nephrite.

Ba phẩm chất quan trọng nhất của Jadeite là màu sắc, độ trong suốt và kết cấu.

1. Màu sắc

Màu có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong định giá Cẩm Thạch. Màu jadeite khá đa dạng: không màu, trắng, xám, lục (xanh lá), vàng, cam, hồng tím, đỏ, đen… Độ màu từ đậm (mạnh) đến nhạt, hoặc sẫm tối. Màu jadeite thường phân bố không đều, thành dạng đốm nhỏ hay lớn, đá thường có từ 2 màu trở lên, cho nên loại thuần một màu và phân bố đều thì rất hiếm. Thị trường hay dùng màu của các vật sẵn có để gọi màu đá quý giúp người tiêu dùng dễ hình dung như màu lục emerald, lục táo, lục đậu, màu dầu, màu môn…

Cẩm Thạch có dải màu rộng

Cẩm Thạch có dải màu rộng. Có giá trị cao nhất là màu Lục mạnh & tươi gọi là Jade Hoàng Tộc. - Courtesy Mason-Kay Fine Jade Jewelry

Màu Jadeite được ưa chuộng hiện nay là màu lục, thị trường Việt Nam gọi là màu lý, màu lục càng nhạt thì càng giảm giá trị. Có giá trị cao nhất là màu lục emerald (giống màu của đá emerald), đó là màu lục mạnh và tươi. Jadeite màu này và có độ trong suốt cao thì gọi là Jade Hoàng Tộc, là loại jadeite có giá trị cao nhất và cực kỳ hiếm. Các màu lục khác sẽ nhạt hơn, nhưng dễ tìm hơn, đó là màu lục táo, lục đậu giống màu vỏ trái táo và vỏ đậu.

2. Độ trong suốt và kiến trúc đá

Yếu tố này cùng với màu quyết định vẻ đẹp của cẩm thạch. Thông thường Cẩm Thạch không bao giờ trong suốt bằng các đá quý đơn khoáng khác như Kim cương, Ruby. Vì đá cấu tạo bởi vi hạt, vi sợi nên Cẩm Thạch hầu hết là chắn sáng (không cho ánh sáng đi qua đá), một số thì trong mờ và cao nhất là bán trong (nửa trong suốt), nhưng loại này thì rất hiếm.

Độ trong suốt cẩm thạch

Đá cẩm thạch hầu hết là đục, rất ít đá là bán trong. Trong hình 3 viên bên trái thì đục, kế đó là viên trong mờ, viên ngoài cùng bên phải là trong nhất (bán trong).
vòng đeo tay jadeite

Cặp vòng đeo tay jadeite này thuộc loại cực hiếm. Cả hai có đường kính trong là 53,4 mm và dày 9,6-9,7 mm. Cặp vòng Cẩm thạch này gần như không màu và có các đốm màu lục emerald. Đặc biệt độ trong rất cao, nên được gọi là jadeite kính. Cặp vòng Cẩm thạch này đã được bán với giá USD 116.600 tại phiên đấu giá do Christie tổ chức tại Hong Kong vào tháng 11/1999. (Hình của Christie Hong Kong và Tino Hammid)

Kích thước và tính đồng đều của các vi hạt ảnh hưởng đến độ trong suốt. Nhiều đá có hạt vừa và thô làm đá dễ bị đục, ngược lại các hạt cực nhỏ và đồng nhất thì đá sẽ trong hơn. Trên thị trường, cẩm thạch có độ trong cao thì gọi là cẩm thạch kính (hình 5). Về mặt giá trị, cẩm thạch càng trong thì giá trị càng cao.

3. Tạp chất

Tạp chất trong đá Cẩm Thạch là hàm lượng các vật chất không phải là các khoáng của đá Cẩm Thạch (jadeite hoặc Nephrite). Đặc điểm này không thể xác định bằng mắt thường, tuy nhiên chúng ta có thể cảm nhận qua độ trong, màu sắc của đá. Cẩm Thạch càng thuần chất(hàm lượng khoáng jadeite hoặc Nephrite trong đá cao) thì đá sẽ trong hơn, màu sẽ đều hơn. Một số tạp chất có màu nâu, xám và đen làm giảm vẻ đẹp của đá và dĩ nhiên làm giảm giá trị của chúng. Để xác định đá có phải là cẩm thạch hay không, là jadeite hay Nephrite thì có thể dùng các phương pháp đo tỷ trọng và phương pháp phổ hấp thu.

Tạp chất trong đá Cẩm Thạch

Đá cẩm thạch là đá đa khoáng, có nhiều tạp chất nên hầu hết không đều màu. Hình trên cho thấy mức độ đều màu tăng dần từ phải qua trái.

4. Độ rạn nứt

Bao gồm các lỗ rỗng và khe nứt nhỏ. Ranh giới các vi hạt và sợi trong cẩm thạch tạo nên các vi lỗ rỗng. Các khe nứt được tạo ra do các lực nén ép tự nhiên sau khi đá hình thành. Quá trình chế tác hoặc va chạm khi đeo cũng có thể tạo nên những khe nứt nhỏ hay lớn. Các khe nứt nhỏ do quá trình tự nhiên thường có vật chất lấp đầy, đây là một dạng tạp chất thường có màu sắc khác hẵn đá gốc làm đá không đều màu. Các vi lỗ rỗng ít ảnh hưởng đến độ bền của đá, nhưng các rạn nứt thì có thể ảnh hưởng. Đá cẩm thạch rất dai chắc, khó bị mẻ, bể, nhưng nếu đá có những khe nứt lớn thì khi va chạm mạnh, đá sẽ bị tách và bể theo những khe nứt này (các vòng đeo tay là dễ bị va chạm nhất). Tuy nhiên khi chế tác, chất keo hay sáp phủ lên che lấp tất cả các vi khe nứt, người mua không thể nhìn thấy chúng dù xem với lúp tay phóng đại 10 lần. Với các thiết bị chuyên dùng tại các phòng giám định đá quý, các chuyên viên có thể xác định được các khe nứt nhỏ và mức độ ảnh hưởng xấu của chúng đối với sản phẩm cẩm thạch.

5. Trọng lượng, kích thước

Cẩm Thạch càng lớn thì giá trị càng cao. Nếu Cẩm Thạch đạt chất lượng quý thì các nơi chế tác sẽ cắt thành những lớp mỏng, bề dày lớp đá vừa đủ để ưu tiên mài các vòng đeo tay, phần còn dư sẽ làm các sản phẩm khác để tận dụng hết khối đá.

Bảo quản Cẩm Thạch

Điều cần quan tâm nữa là cách bảo quản cẩm thạch. Khái niệm dân gian “đeo lâu ngày cẩm thạch lên nước” có thể hiểu với ý nghĩa sau: mồ hôi và sự cọ sát vào da người lâu ngày và thường xuyên có thể tác động một chút lên bề mặt đá, có thể là hơi bóng hơn hoặc hơi bị thay đổi màu, tuy nhiên không thể làm cẩm thạch tăng màu lục được.

Đá cẩm thạch tự nhiên là đá đa khoáng nên có nhiều lỗ rỗng và khe nứt nhỏ, nếu tiếp xúc nhiệt độ quá cao như nhiệt của đèn khò của thợ kim hoàn có thể làm cho đá bị nứt lớn và nóng chảy; khi phải sửa chữa nữ trang cẩm thạch thì nhắc thợ không được khò lửa vào đá.

Ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng mạnh không làm phai màu đá cẩm thạch tự nhiên. Với acid mạnh, cẩm thạch có thể bị hủy hoại nhẹ.

Đá cẩm thạch rất dai chắc, khó bị nứt bể khi va cham nhẹ, tuy nhiên nếu bị va đập mạnh vẫn có thể làm đá bị nứt và bể. Hầu hết cẩm thạch thường được phủ keo bảo vệ đá. Tuy nhiên lớp keo lại có thể bị biến màu, bị bong ra do tiếp xúc hóa chất tẩy rửa, do va chạm mạnh. Khi cẩm thạch phủ keo bị dơ, không nên rửa bằng máy siêu âm và máy xịt hơi nước nóng vì dễ làm bong lớp keo. Trường hợp bị bong keo thì nên nhờ các thợ chế tác cẩm thạch đánh bóng lại.

Nếu đá bị tẩm màu (màu nhân tạo) thì chắc chắn là đá sẽ bị nhạt màu dần khi đeo, tuy nhiên lâu hay mau tùy thuộc vào chất lượng màu dùng để tẩm; màu tẩm xấu chỉ cần 1 tháng là phai, màu tẩm tốt có thể lâu hơn nhiều nhưng vẫn khó phai hết được. Khi đá cẩm thạch hoặc món nữ trang cẩm thạch bị dơ, tránh dùng những chất tẩy rửa mạnh, tốt nhất thì ta nên ngâm sản phẩm với nước ấm xà phòng và dùng bằng bàn chải đánh răng chà nhẹ vào các kẻ, sau đó dùng vải mềm lau khô, có thể sấy khô bằng máy sấy tóc nhưng không để quá gần sản phẩm và không nên sấy lâu.

Nguồn: GIA - Gemological Institute of America và Rồng Vàng Lab

Burmese Jadeite Jade Jewelry